Kiểm tra thông tin thẻ bảo hành

Video Clip

Bệnh hôi miệng

Chia sẻ :

Các nguyên nhân dẫn đến hôi miệng, và các cách điều trị cũng như dự phòng

Hôi miệng hay hơi thở có mùi hôi vốn được xem là một vấn đề tế nhị, khó nói ra. Nhưng ngày nay khi nó được bàn luận công khai hơn thì mới khám phá ra rằng đó là mối quan tâm rất lớn của những người mắc phải và thậm chí ở một số người, nó trở thành nỗi đau dai dẳng vì đây thật sự là cản trở đáng kể cho sự thành công trong giao tiếp xã hội. 

Nguyên nhân chính của hôi miệng là những hợp chất dễ bay hơi, mà đặc biệt là những hợp chất bay hơi chứa lưu huỳnh, được tạo thành từ quá trình chuyển hóa các chất bã có trong xoang miệng (ví dụ như mảnh vụn thức ăn, tế bào bị bong tróc, xác vi khuẩn, v.v) dưới tác dụng của một số vi khuẩn kỵ khí, Gr(-). 

Các tác nhân chính của hôi miệng được công nhận hiện nay là:

  • Các vi khuẩn, cụ thể là vi khuẩn gây hôi miệng, mà đa số là những vi khuẩn Gr(-) kỵ khí

  • Các hợp chất có mùi hôi, đặc biệt là các hợp chất bay hơi chứa lưu huỳnh . Các chất này hình thành do quá trình thoái hóa các acid amin dưới tác dụng của vi khuẩn kỵ khí Gr(-). Ngoài ra, còn có các hợp chất có mùi hôi khác ví dụ như các diamin. Hình thành do quá trình thoái hóa các peptide chứa arginine và lysine, các acid hữu cơ và các hợp chất cồn dễ bay hơi.

  • Lớp bợn trên lưng lưỡi. Mặt lưng lưỡi với những gai lưỡi và khe rãnh là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn tạo thành lớp bợn lắng đọng ở phần sau lưng lưỡi gần đáy lưỡi. Chính lớp bợn này là nơi sản sinh ra các khí có mùi hôi.

Về nguồn gốc gây ra hôi miệng thì có các nguồn gốc chính sau:

  • Hôi miệng từ miệng và lưỡi: đây là nguyên nhân chủ yếu chiếm 85% các trường hợp hôi miệng.

  • Mùi hôi từ mũi hầu, xoang hàm và họng. Gặp trong những trường hợp tích tụ dịch tiết ở mũi do viêm mũi dị ứng hay nghẹt mũi. Viêm xoang hàm mạn tính, viêm amidal mủ, …

    • Mùi hôi từ hệ hô hấp. Có thể gặp trong trường hợp có bệnh lý ở phổi

    • Mùi hôi từ hệ tiêu hóa. Đây là nguồn gốc hiếm gặp chỉ khoảng 1%. Có thể nghĩ đến khi có triệu chứng đau dạ dày, ợ chua, viêm thanh quản hay tái phát và không rõ nguyên nhân, …

    • Các bệnh toàn thân gây hôi miệng. Có nhiều bệnh toàn thân có thể gây hôi miệng chẳng hạn như bệnh tiểu đường (hơi thở có mùi acetone), rối loạn chuyển hóa, bệnh gan, bệnh nội tiết, …

    • Điều trị hôi miệng tùy thuộc vào nguyên nhân và nguồn gốc gây ra hôi miệng, nhưng bất kể nguyên nhân là gì việc đầu tiên là cần phải làm giảm vi khuẩn gây hôi miệng và lượng khí có mùi hôi bằng biện pháp cơ học và hóa học.

Biện pháp cơ học:

    • Bệnh nhân tự làm như chải răng, dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, cạo lưỡi, nhai kẹo cao su. Trong số các biện pháp này, cạo lưỡi là biện pháp vệ sinh cá nhân có hiệu quả cao nhất trong việc làm giảm lương vi khuẩn và các khí có mùi hôi. Vì thế nên có thói quen cạo lưỡi hàng ngày. 

    • Những người chuyên môn làm: điều trị nha chu: cạo vôi răng, nạo túi, xử lý bề mặt chân răng, bơm rửa túi nha chu bằng dịch sát khuẩn. kiểm tra sâu răng, các miếng trám cũ và phục hình trong miệng và có thể điều trị lại nếu thấy cần thiết.

Biện pháp hóa học:

    • Tức súc miệng với các dung dịch có chứa chất kháng khuẩn ví dụ như chlorhexidine, ion kẽm, triclosan, …Và một việc rất cần thiết là tìm đến chuyên gia để được kiểm tra và đánh giá một cách toàn diện về vấn đề hôi miệng khi có nghi ngờ hay chỉ để kiểm tra mình có mắc vấn đề này không.

    •  

 

---------------------------------------------

Tin tức cùng chuyên mục :

Tin tức khác :

TRUNG TÂM BẢO HÀNH RĂNG SỨ  GERMANY