Chia sẻ :
Răng giả tháo lắp là loại răng giả có lịch sử sử dụng lâu đời nhất. Ngày nay, loại răng giả này ngày càng ít được sử dụng vì có nhiều nhược điểm. Vậy, trồng răng giả tháo lắp có thể sử dụng được trong bao lâu? nó có ưu điểm và nhược điểm gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Trồng răng giả tháo lắp là loại răng giả có nền bằng nhựa hoặc kim loại, có hệ thống móc móc vào răng thật để giữ cho hàm không bị xê dịch khi ăn nhai và có thể tháo ra lắp vào dễ dàng, hệ thống nền hàm để lưu giữ răng giả và truyền lực nhai xuống lợi.
Chính vì có hệ thống móc và nền hàm cồng kềnh nên răng giả tháo lắp khá khó chịu, vướng víu. Mặt khác, cơ chế truyền lực nhai của hàm giả tháo lắp là truyền thẳng lên sống hàm, nén ép lên lợi nên thường gây đau khi ăn nhai và hiệu suất ăn nhai kém.
Một trong những nhược điểm của răng giả tháo lắp là thời gian sử dụng ngắn, tuổi thọ trung bình của răng giả tháo lắp từ 3 – 5 năm, răng giả tháo lắp không sử dụng được lâu vì những lý do sau:
+ Mất sớm các răng thật mang móc dẫn tới hàm không giữ ổn định được.
Một trong những nhược điểm nguy hiểm nhất khiến răng giả tháo lắp ngày càng ít được dùng chính là khả năng gây chấn thương những răng thật mang móc.
Về mặt cơ chế dữ dính hàm, răng giả tháo lắp được dữ chặt trên cung răng nhờ vào hệ thống mọc, hệ thống móc này ôm chặt vào các răng thật. Trong quá trình ăn nhai cũng như tháo răng giả hàng ngày, hệ thống móc sẽ gây sang chấn lên những răng thật này, lâu ngày sẽ dẫn tới lung lay và rụng răng.
Khi răng trụ mang móc rụng đi, bạn sẽ phải làm lại một răng giả tháo lắp khác, hệ thống móc được chuyển qua những răng thật còn tốt khác, và chu trình bệnh lý lại tiếp tục diễn ra cho đến khi rụng toàn bộ răng thật, bạn sẽ được thay thế bằng một hàm giả tháo lắp toàn hàm, hàm này được giữ dính vào sống hàm bằng lực hút nước bọt nên rất yếu, lỏng lẻo và ăn nhai kém.
Một trong những nhược điểm nữa của hàm giả tháo lắp là khả năng gây tiêu xương hàm nhanh chóng, răng giả tháo lắp không được cố định chắc chắn trên cung hàm, quá trình ăn nhai gây xe dịch hàm lâu ngày sẽ dẫn tới tiêu xương, làm lỏng hàm, ăn nhai kém và bạn sẽ phải thay răng giả tháo lắp khác.
Răng giả tháo lắp được làm bằng nhựa, quá trình ngấm nước bọt sẽ làm cho hàm trở nên dòn, gẫy vỡ sau thời gian sứ dụng từ 3 – 5 năm.
Khi sử dụng răng giả tháo lắp, bạn sẽ phải tháo ra lắp vào hàng ngày, điều này có thể dẫn tới mất răng giả nếu bạn “đãng trí”.
Đến nay, răng giả tháo lắp chỉ có duy nhất một ưu điểm đó là GIÁ THÀNH RẺ
Trên góc độ chuyên môn, chúng tôi khuyến cáo quý vị KHÔNG NÊN TRỒNG RĂNG GIẢ THÁO LẮP NẾU ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CHO PHÉP vì những nhược điểm: gây hại cho các răng thật còn lại, tiêu xương hàm, ăn nhai kém, khó chịu và phức tạp khi sử dụng. Phương pháp trồng răng tốt nhất để thay thế là CẤY GHÉP IMPLANT, dưới đây là một số kỹ thuật cấy ghép implant tốt nhất cho người mất nhiều răng hoặc mất hết toàn bộ răng để thay thế cho hàm giả tháo lắp.
Đây được xem là công nghệ cấy ghép implant toàn hàm tiên tiến nhất với nhiều ưu điểm:
Kỹ thuật ALL – ON – 4 được thực hiện như sau:
Một nhược điểm của ALL – ON – 4 là hàm răng sứ chỉ làm được 12 răng/ 1 hàm thay vì làm 14 răng sứ như đúng giải phẫu của hàm răng bình thường, Kỹ thuật ALL – ON – 6 sẽ đặt thêm 2 implant phía sau cùng ở mỗi hàm để có thể làm cầu răng sứ dài thêm đến 14 răng.
---------------------------------------------
Tin tức khác :
Copyright © 2017 rangsu-germany.com - All rights reserved. Truy cập hôm nay : 21 Đang online : 2